Thường xuyên tiếp xúc với máy tính, chúng ta thường nghe nhắc đến cụm dừ độ phân giải màn hình. Tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu rõ định nghĩa độ phân giải màn hình là gì và cách kiểm tra độ phân giải màn hình máy tính thế nào chưa?
Độ phân giải màn hình là gì?
Độ phân giải màn hình được hiểu là các điểm ảnh (pixel) được hiển thị trên màn hình. Về số lượng các điểm ảnh sẽ được bố trí theo hàng ngang và hàng dọc.
Ví dụ: Độ phân giải HD của màn hình theo tỷ lệ 16:9 là 1366 x 768 Pixel. Thì điều này có nghĩa là một hàng ngang của màn hình sẽ có đến 1366 điểm ảnh và có 768 hàng ngang, ở một hàng dọc có 768 điểm ảnh và có 1366 hàng dọc, như vậy tổng số điểm ảnh hiển thị trên màn hình là 1.049.088 điểm ảnh.
Một màn hình có số lượng điểm ảnh càng nhiều thì hình ảnh sẽ càng rõ nét, tuy nhiên điều này nó còn phụ thuộc vào chất lượng của màn hình và tỷ lệ hiển thị của màn hình.
Về độ sắc nét của màn hình nó còn tùy thuộc vào kích thước màn hình.
Ví dụ: Nếu như cùng được trang bị màn hình độ phân giải HD 1366 x 768 Pixel thì so với so với trên màn hình 15.6 Inch thì màn hình có kích thước 14 Inch sẽ hiển thị rõ nét hơn. Trên màn hình lớn hơn thì các điểm ảnh cũng sẽ được trãi rộng hơn khoảng cách giữa các điểm ảnh lớn hơn vì vậy sẽ hiển thị ít rõ hơn.
Tìm hiểu các độ phân giải màn hình phổ biến trên laptop
– SVGA: Độ phân giải 800 x 600 Pixel. Độ phân giải này thường có ở những dòng máy tính có màn hình nhỏ đời cũ.
– Màn hình HD: Có độ phân giải 1366 x 768 Pixel. Cho chất lượng hiển thị ở các sản phẩm laptop tầm trung.
– Màn hình HD+: 1600 x 900 Pixel. Thường được sử dụng trên những màn hình có tỷ lệ 16:9. Loại màn hình này nâng cấp hơn so mới màn hình độ phân giải HD thông thường.
– Màn hình Full HD: Có độ phân giải 1920 x 1080 Pixel, với tỷ lệ khung hình 16:9. Đây là độ phân giải cho độ hiển thị hình ảnh được mịn màng, sắc nét.
– Màn hình 2K hoặc QHD: Có độ phân giải lên đến 2560 x 1440 Pixel hiển thị đến hơn 3,5 triệu điểm ảnh. Giúp nâng cao khả năng hiển thị hơn rất nhiều so với màn FHD.
– Màn hình 4K hoặc UHD: Đây là tiêu chuẩn dành cho những loại màn hình có độ phân giải 3840 x 2160 Pixel hoặc 4096 x 2160 Pixel. Cho độ hiển thị hình ảnh siêu nét. Được trang bị trên những công nghệ màn hình hiện đại.
Các cách kiểm tra độ phân giải màn hình máy tính
Có nhiều cách để có thể kiểm tra độ phân giải màn hình máy tính. Cùng HACOM tìm hiểu 2 cách kiểm tra độ phân giải màn hình máy tính đơn giản nhất sau đây:
Cách 1: Sử dụng DirectX Diagnostic Tool
– Đầu tiên sử dụng phím tắt Windows + R hoặc click vào biểu tượng windows ở góc dưới bên trái màn hình.
– Tiếp theo đó gõ chữ R, hộp thoại Run sẽ xuất hiện. Sau đó bạn gõ vào cụm từ “dxdiag” rồi enter.
– Ở chương trình DirectX Diagnostic Tool các bạn sẽ thấy ở trên có tab Display, lúc này các bạn click vào đó.
– Lúc này bạn sẽ thấy dòng Current Display Mode hiển thị độ phân giải của màn hình máy tính bạn đang có.
So sánh với các chuẩn ở trên thì bạn sẽ thấy được màn hình này có độ phân giải là HD.
Cách 2: Xem độ phân giải bằng cách chọn vào Display Settings
– Bước 1: Click phải chuột vào màn hình Desktop (Lưu ý bạn hãy click vào màn hình trống, không click vào các biểu tượng ở trên màn hình) chọn vào Display Settings.
– Ở mục Resolution sẽ hiển thị độ phân giải màn hình của bạn
Các bạn lưu ý ở đây độ phân giải máy tính của bạn tương ứng với độ phân giải lớn nhất ở đây. Vì một số trường hợp hiển thị theo nhu cầu sử dụng nên sẽ chọn vào kích thước nhỏ hơn do đó bạn hãy click vào ô này để sổ ra các độ hiển thị khác nhau và lấy độ phân giải cao nhất chính là độ phân giải của máy.